Những nhìn nhận và kết luận một vấn đề nào đó của con người thay đổi theo thời gian, cho nên đứng trên quan đểm xã hội học thì đây là một phạm trù có khoanh vùng thời gian .
Giới trẻ có những nhận xét tiến bộ trong khoa học, nhưng trong trường đời trải nghiệm thì các em không thể bằng người lớn vì có câu : Khôn không có trẻ, khỏe không có già .
Giới trung niên nghe nhạc vàng, giới trẻ nghe nhạc kích động, nhạc mới, nhưng nếu phân tích theo xã hội học thì thể lọai nhạc lớp trẻ hiện nay ưa thích lọai nhạc mang tính HIỆN TƯỢNG, nghĩa là chỉ theo một phong trào nào đó, giống như là thần tượng, nhưng thần tượng sẽ có ngày sụp đổ Về ca từ thì đơn giản và nghèo nàn, không có nghệ thuật ẩn dụ, chớp nhoáng yêu đương rồi chia tay chẳng hạn, rồi lại mai mốt ra đường gặp nhau còn cúi đầu chào nhau . . .
Nhạc vàng mang dáng dấp từng trải và sống với thời gian, một lớp trẻ không nhỏ hiện nay đang có hiện tượng tìm tới nhạc vàng để thưởng thức, tại sao vậy ? Tại vì trong bản chất của nhạc vàng đa số dùng những từ ngữ ẩn ý, các em nghe và luận thấy ý nghĩa sâu sắc, hơn nữa, chính cái phong cách hòa âm và phối khí chân phương, có hoa mỹ nhưng không rườm rà , chắc chắn nhưng không khô cứng, mềm mại nhưng không ẻo lả diêm dúa, đây là điểm mạnh của thể lọai nhạc vàng, làm cho người nghe dễ thấm nhập sự đơn giản mà sâu lắng của giai điệu và lời ca .
Hôm nay nhạc vàng đã trải rộng khắp nam trung bắc, nên ai đó nói nhạc vàng ủy mị, cằn cỗi , thiếu sức sống thì khách quan phải xét lại vấn đề ở chỗ : Nhận định này thuộc vào lớp tuổi bao nhiêu kết luận ? Thứ tới nếu ủy mị . . . thì không thể sống tới ngày hôm nay .
Thân ái !