Chúng ta thường nghe nói đến nhạc vàng, xanh, đỏ . . .nhưng thế nào là giai điệu rõ nét nhất của một bản nhạc vàng để khi nó trổi lên ai cũng phải ngẩn ngơ không thể lẫn vào đâu được?
Bài "Bến Đò Chiều Mưa" đã thể hiện được tất cả những gì tiêu biểu của dòng nhạc vàng vì khi nghe qua môt lần ai cũng phải chấn động đến tâm hồn nhất là những ai mang tâm trạng của người đang đau khổ trong tình yêu.
Đời người ai cũng từng một đôi lần qua sông trong những chiều mưa bão, điều này sẽ tái hiện lại trong bài hát mà cảm xúc khó diễn tả bằng lời. . .
Đây đúng là đỉnh cao của bản nhạc "Bến Đò Chiều Mưa" làm cho nó xứng đáng đứng ở hàng top của dòng nhạc vàng thời hiện đại.
"Thiệp hồng đưa tin mừng
Chiều nay em lên xe hoa
Bến đò chiều mưa dầm
Làm sao anh đến tiễn đưa. . .
Mưa rơi giăng giăng. . . đò đâu không ghé đưa giùm tôi qua đó để tiễn người sang. . .sông.
Đóa hồng yêu anh trồng
Dành riêng cho em vu qui
Cánh hồng buồn âm thầm
Chiều mưa hoa cũng khóc theo . . .
Em lên xe hoa về vui duyên mới
Anh ngồi đây trông ngóng thương bóng con đò sang . . .sông. . .
. . .
Tiễn em chiều ấy nát lòng anh đến trăm chiều. . .Thế thôi hết rồi. . .
Thôi chia tay nhau chiều mưa ngăn lối con đò xưa không đến biết lấy gì đưa. . .em. . ."
Theo giai điệu bản nhạc, bài này chắc là do Ngọc Sơn sáng tác, hoặc có thể là một nhạc sĩ khác nhưng ai là người thể hiện nó? Nghe qua giọng hát và phong cách thể hiện bài này thì nhiều khả năng đây là Ngọc Sơn, vua nhạc vàng thời hiện đại chớ không ai khác. Trên một số trang web về âm nhạc cũng ghi rõ "Bến Đò Chiều Mưa-Ngọc Sơn" nhưng trong list nhạc ở một vài nơi lại ghi là Ngọc Hải. Thật cũng hơi khó phân biệt nhưng so sánh với những bài mà Ngọc Hải từng thể hiện như "Đêm tâm sự", "Thương về Cà Mau", "Nợ em một khúc dân ca". . .thì có khác biệt rất xa. Nếu đây là Ngọc Hải thì đúng là Ngọc Hải đã tiến bộ vượt bực nhưng nếu lại là Ngọc Sơn thì sẽ càng hay hơn. Quả là có đôi khi cũng hơi khó phân biệt giữa 2 anh em.
Ngọc Sơn có một bài hát cũng rất hay nhưng tiếc là mình chỉ nghe qua được một lần nên không biết tựa bài hát. Người ta thường nói lòng dạ Đàn bà rất độc như câu nói người xưa "Tối độc phụ nhân tâm", "Nọc rắn mái gầm tuy độc nhưng chưa độc bằng lòng dạ đàn bà. . .”, “Biết vậy nhưng ta vẫn cứ thích đàn bà. . . (!?)" thì ở đây bài hát cũng có câu “ . . .trúng độc chiêu tình ái . . .”. Có thể đây là bài "Tạ Ơn Con Gái" !?
Bài "Thuở ban đầu" + " Thuyền giấy chiều mưa" song ca với Hương Lan quả thật không ai hơn được.
"Cho anh về thăm lại bến đò xưa nhiều kỷ niệm. Xa xôi nhiều năm rồi lòng vẫn nhớ tình vẫn thương. Xưa trên cùng chuyến đò tình chợt đến khi tuổi vừa yêu ..."
"Chiều chiều ngày xưa em bên hiên thường ngóng anh sang Xếp thuyền dùm em xinh xinh trang giấy đỏ giấy vàng Nhìn trời trông mưa, mưa rơi mưa rơi đầy nước sân. . . Gió ơi đem mây về đón chờ từng giờ đỗ mưa. . .
Chiều chiều trời mưa em bên anh thường tắm trong mưa Thả thuyền lênh đênh em chia hai bến đợi bến chờ Nhạt nhòa trời mưa mưa rơi mưa rơi thuyền giấy tan Xót xa con thuyền chìm tiếc hoài thuyền chìm ngẩn ngơ. . ."
"Lạnh giá chiều mưa gió về. . .
Dở dang đôi mình ly tan
Bây giờ xa ngút ngàn . . .
Tìm đâu mưa như ngày xưa
Rớt rơi hiên nhà nhìn đời đong đưa . . ."
"Giờ này trời mưa rơi anh còn nhớ hay quên?
Trắng trời đìu hiu anh ơi mưa nhạt mưa nhòa . . .
Lạnh buồn chiều mưa mưa rơi cho thuyền giấy tan
Mắt em như đôi (đời?) thuyền chìm, bẽ bàng nhìn trời đổ mưa. . ."
Không phải cứ nhạc vàng là ủy mị vì có những bài hát tuy hơi buồn nhưng nó đúng với tâm trạng người nghe nên nghe qua một lần là nhớ đến từng lời hát và nghe mãi không chán còn nhạc trẻ bây giờ có giai điệu và lời ca quá dễ dãi nên nghe qua một lần là quên.
Bài "Anh Đi Chiến Dịch" của Phạm Đình Chương, Phương Dung hay Hoàng Oanh thể hiện giai điệu rất hay thấm vào lòng người mà rất hùng hồn chớ đâu có ủy mị :
"Có những chiều mưa phơn phớt lạnh . . .Đem cả hồn thu tới lòng người . . .
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề. . .Nào ai ngại gì đi gió sương. . . ."
Một bài mang âm hương dân ca " Hò Lơ. . ." của Phạm Duy do Thái Thanh thể hiện rất ít người biết nhưng quá hay đến nay khó có ai vượt qua :
Title: Hò Lơ
Lyric by Phạm Duy
Sing by: NULL (Saigon-1957)
Hò lơ ! Hó lơ !
Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ !
Hò lơ ! Hó lơ !
Hò lơ ! . . .
Miền Nam nước Việt mến yêu
Có một miền quê rất nhiều đất sống
Tình quê như chín con sông
Nước trôi vào lòng đất cầy thơm nồng
Đợi mùa lúa tốt trổ bông
Đợi chàng, em đến làm công.
Hò lơ ! . . .
Miền Nam nắng từ sớm mai
Nắng xạm mặt ai, nắng về đêm tối
Trời xinh em trắng như bông
Cũng bởi em làm vất vả trên đồng
Được mùa lúa tốt hạt thơm
Gặt về cho bõ nhọc công.
Hò lơ ! . . .
Yêu em đôi mắt hạt huyền
Yêu làn tóc rối yêu liền nước da
Yêu em tấm áo thô sơ
Dãi dầu nắng mưa. . .
Vẫn chưa phai mối. . . tình. . .
Hò lơ ! . . .
Miền Nam đất giầu nước sang
Có một miền quê xóm làng xóm [rợp] lá
Đời ta tuy thiếu xa hoa
Đức Tin vẫn là mối tình trong lòng
Tình là ánh sáng tự do
Đời là áo ấm miệng no
Hò lơ ! . . .
Yêu em đôi mắt hạt huyền
Yêu làn tóc rối yêu liền nước da
Yêu em tấm áo thô sơ
Dãi dầu nắng mưa. . .
Vẫn chưa phai mối. . . tình.
Hò lơ ! . . .
Miền Nam đất giầu nước sang
Có một miền quê xóm làng xóm [rợp] lá
Đời ta tuy thiếu xa hoa
Đức Tin vẫn là mối tình trong lòng
Tình là ánh sáng tự do
Đời là áo ấm miệng no
Hò lơ ! Hó lơ !
Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ !
Hò lơ ! Hó lơ !
_http://www.youtube.com/watch?v=-4aQfUo5D_I
_http://nhacso.net/nghe-nhac/ho-lo.V1xWVURY.html
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ho-lo-pham-duy-1970-thai-thanh.OedwqlzqIH.html
Cứ tưởng Phạm Duy không viết nhạc vàng nhưng không phải thế.
Bài "Ngày Em 20 Tuổi" của Phạm Duy Tuấn Vũ thể hiện quá hay đi chứ :
Ngày em hai mươi tuổi
Tay cắt mớ tóc thề
Giã từ niềm vui nhé
Buồn ơi ! Hỡi chào mi !
Ngày em hai mươi tuổi
Chưa biết nhớ nhung gì
Trên nụ cười mới hé
Niềm thương đã từ ly
Ôi ! Đã thoáng qua tuổi thơ
Khi suốt đêm hồn ngơ
Nghe trái tim ngủ mơ.
Ôi ! Khi ánh trăng thẩn thơ
Ru giấc mơ nghìn thu
Môi tiết trinh nở hoa.
Ôi ! Bóng dáng nay đàn chim
Bay tới thương dùm em
Thương sót hoa tàn đêm
Ôi ! Nghe gió reo ngoài hiên
Mưa sẽ rơi triền miên
Sẽ hết chuyện thần tiên.
Ngày em hai mươi tuổi
Tay níu chân cuộc đời
Cho ngừng lời trăng trối
Thời gian cũng đừng trôi.
Ngày em hai mươi tuổi
Mới chớm biết yêu người
Đã buồn vì duyên mới
Rồi đây sẽ nhạt phai.
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-em-20-tuoi-hoang-oanh.23-sktg_aS.html
_http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/ngay-em-20-tuoi~hoang-oanh~1040994.html
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-em-20-tuoi-tuan-vu.GmwYXR3sR2.html
Bài " Ngày Trở Về " Của Phạm Duy, Duy Khánh hát cũng quá áp phê.
"Ngày trở về, anh bước lê
Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về
Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rẵng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ. . ."
_http://www.youtube.com/watch?v=cl6ELuT6IqM
_http://www.youtube.com/watch?v=S6_Cgw6tXuA
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-tro-ve-duy-khanh.mGKsM0Ebz0.html
_http://nhacso.net/nghe-playlist/hoang-oanh-chuyen-do-vi-tuyen.XVBTVkBW.html
Khó ai qua nổi Duy Khánh với "Thư về em gái thành đô" + "Những ngày xưa thân ái" + "Đưa em vào hạ" bằng giọng ca có một không hai dù gặp bài hát buồn cũng không bi luỵ buồn ngủ. Sau này ca sĩ trẻ Đặng Thế Luân có thể tái hiện lại phần nào phong cách của Duy Khánh.
“Mười năm tôi xa mái trường yêu Rời tuổi xanh học trò Dù đời còn lắm mộng mơ
Dù biết bao giờ tìm về người cũ hoa xưa. . .
Giờ đây nghe nói em đang vui say Chiều hoa lệ thành đô Vòng tay ngà đua mở Cùng hoa đèn sáng rỡ. . .”
"Thương những chiều nắng rọi bờ sông . . ."
Nhạc của Phạm Thế Mỹ thì không thể lẫn vào đâu được nghe không bao giờ chán. Từ Bông Hồng Cài Áo cho đến Trăng Tàn Trên Hè Phố rồi đến cả “một buổi sáng 30 tháng tư” về câu chuyện anh giải phóng quân ngày nào. Ai đã nghe nhạc hoà tấu Bầu Tránh Sáo bài Đan Áo Mùa Xuân dù không biết lời cũng trầm trồ “ bài gì mà hay quá đi thôi. . .”
“ Vì quê hương còn khổ Tình yêu xin để đó Cho Xác chết ngậm cười Cho nước mắt thôi rơi. . . Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ Và lang thang chim én Mang sầu về cuối trời Quà cho em là bướm Và hoa thơm cỏ biếc Với gió mát lưng đồi Với tiếng sáo tuyệt vời. . .Anh sẽ về khi không còn tiếng súng Trời xanh cao tiếng hát Chim trỗi nhạc đón mừng. . .”
Đan Áo Mùa Xuân là một bài hát đi vào lòng người chẳng những ở lời ca mà còn ở cả giai điệu không lời. Ai đã nghe Đan Áo Mùa Xuân Bầu Tranh Sáo (2 bài) sẽ biết thế nào là nhạc vàng khi hòa tấu không lời.
Cảm nhận về Trăng Tàn Trên Hè Phố + Lời bài hát bị sai :
_http://www.yeunhacvang.com/forums/index.php?topic=11166.msg464149#msg464149
_http://quannhacvang.com/diendan/showthread.php?8728-Nh%E1%BA%A1c-t%E1%BB%9D/page43%29
_http://quannhacvang.com/diendan/showthread.php?8835-Tr%C4%83ng-T%C3%A0n-Tr%C3%AAn-H%C3%A8-Ph%E1%BB%91&p=100658&viewfull=1#post100658
_http://quannhacvang.com/diendan/showthread.php?8835-Tr%C4%83ng-T%C3%A0n-Tr%C3%AAn-H%C3%A8-Ph%E1%BB%91&p=100770&viewfull=1#post100770
_http://quannhacvang.com/diendan/showthread.php?8835-Tr%C4%83ng-T%C3%A0n-Tr%C3%AAn-H%C3%A8-Ph%E1%BB%91&p=100346&viewfull=1#post100346
Những Ngày Xưa Thân Ái chính thức đã được phát trên đài FM ! Đơn giản vì nhạc của Phạm Thế Mỹ là ở giữa 2 dòng xoáy thời chiến, nó có thể hiểu như là ca ngợi ai tùy theo cách hiểu về chính trị của người cảm nhận. Cũng có thể Phạm Thế Mỹ là người hoạt động ngầm cho các phong trào đấu tranh nên nhạc của ông có thể cũng là ngầm ca ngợi những người ẩn mặt kiểu như bài Cho Một Người Vừa Nằm Xuống của Trịnh Công Sơn thường được cho là tưởng nhớ Tướng Lưu Kim Cương mà thật ra có thể ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi hoặc đúng hơn là ứng nghiệm cho chính TCS vào ngày 30-4-2000 khi ông đi vào cõi vĩnh hằng.
Vào mục Tác Giả Tác Phẩm Đài FM tìm nghe Online bài về Phạm Thế Mỹ sẽ rõ hơn.
Mục "Tác giả tác phẩm" Phạm Thế Mỹ Đài FM 99.9 Mhz VOH sẽ có nhiều thông tin thú vị :
_http://www.mediafire.com/listen/nn3r6ldrsj3lo3p/20090108_Pham_The_My.mp3
Trần Thiện Thanh Nhật Trường dù ở đâu cũng được nói đến. Rừng Lá Thấp đi rồi lại đến Tình Thiên Thu. Hãy nghe Nhật Trường với cây đàn guitar điệu Foxtrot sẽ cảm xúc đến tận trong lòng :
Vẫn biết trên cõi đời thường yêu thường mơ lứa đôi. . .
Nếu biết sống giữa trời tình yêu là con nước trôi. . .
Trôi lang thang qua từng miền lúc êm ái xuôi đồng bằng
cũng có lúc thác cùng ghềnh chia đường con nước êm. . .
Mời bạn nghe chuyện thê lương khóc cho người lỡ yêu đương. . .
Trời già như còn ghen tuông cách chia người trót thương . . .
Em tên em tên Mộng Thường Mẹ gọi em bé xinh
Em tên em tên Mộng Thường Cha gọi em bé ngoan
Đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng. . .
Nàng yêu anh quân nhân Biệt động trong một ngày cuối đông. . .
Chuyện tình trong thời giao tranh vẫn như làn khói mong manh
Chàng về đơn vị xa xăm nàng nghe nặng nhớ mong
Yêu trong lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình sao lắm thương đau
Khi không thấy người yêu trở lại
Tình yêu tìm không thấy ban mai
Người không tìm ra dấu tương lai...
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ phương xa
Một Xuân buồn có gió đông qua . . .
Xin cho yêu trong mộng thường
Nhưng Mộng Thường cũng tan
Xin cho đi chung một đường
Sao định mệnh chắn ngang
Xin ghi tên lên thiệp hồng
Phút giây bỗng nghe ngỡ ngàng
Cô dâu chưa về nhà chồng
Ôi lạnh lùng nghĩa trang. . .
Chàng thề không còn yêu ai dẫu cho ngày tháng phôi phai
Nhiều lần chàng mộng liêu trai nàng hẹn chàng kiếp mai. . .
_http://www.youtube.com/watch?v=PxUwKkVhxNg
_http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=V9lt4y5VJz
Cả Chiếc Áo Bà Ba ngày nào cũng từng là nhạc hiệu của đài phát thanh Cần Thơ vì nó vẫn có lời 2
“ Cũng những chàng trai coi thường con sóng dữ
Những nữ anh hùng tóc dài chấm lưng thon
Đất nuớc mình đây dẫu xuồng ghe bé bỏng
Còn nghe quen chiến công trên dòng sông
Hậu giang ơi nước xuôi xuôi một dòng, dẫu qua đây một lần, nói sao cho cạn lòng, nói sao cho vừa thương. . .”
trên bến Ninh Kiều ngày nào.
Tiếng hát liêu trai, tiếng hát khói sương Thanh Thuý cho Người Vào Cuộc Chiến
“Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường. . .Anh đi vì đất nước khổ đau Anh đi anh quên thân mình. . .Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn hoặc anh. . . trở về bằng chiến công đầy Tình em vẫn chẳng đổi thay. . .”
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/cho-nguoi-vao-cuoc-chien-thanh-thuy.o8IjbRWy6j.html
“Bao năm qua dù xa anh nhưng Tôi Vẫn Nhớ. . .Nhớ con đường nắng u buồn Dìu nhau đi tìm dăm bóng mát Lòng bâng quơ nghĩ chuyện vu vơ. . .”
_http://mp3.zing.vn/bai-hat/Toi-Va-n-Nho-Elvis-Phuong-ft-Son-Ca/IW6DE96O.html
"Bóng đêm đã qua dần vỗ tay ta mừng rạng đông
Thế mà mấy mươi năm qua rồi Việt Nam khói lửa
Sài gòn ơi! Ngày chuyến tàu dập dìu qua sông ta cùng ghé về thăm từng nhà
Tay nắm tay hớn hở, quên hết chuyện đem qua, ta cùng ngắm nhìn rạng đông
. . .
Tóc em xoả buông dài mắt em u hoài ngẩn ngơ
Đã làm trái tim anh yêu thầm từ khi biết mặt
Chiều mùa thu nhìn lá vàng lạc loài rơi mau anh càng thấy đời cô quạnh nhiều. . .
Nên những đêm mất ngủ Anh viết từng trang thư, để rồi xé bỏ từng thư. . .
Mùa thu ơi! Mùa thu! Sao lá thu còn rụng hoài
Nào có hiểu lòng tôi
Đang nhớ nhưng bóng hình ai mùa thu biết không?
Tình yêu ơi! Tình yêu! Khi trái tim thuộc về người
Thì tất cả đời tôi, tôi hiến dâng cho người thôi. . . tình yêu của tôi. . ."
cuối cùng Ngân Giang cũng đã Vỗ Tay Mừng Rạng Đông.
Thái Châu & Sơn Ca - Vỗ tay mừng rạng đông (trước 1975)
_http://www.vnlisting.com/musiclist.php?song=912
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/vo-tay-mung-rang-dong-hoang-thi-tho-son-ca-ft-bui-thien.t5G0wpzIjd.html
_http://www.youtube.com/watch?v=WviOPpzI6rA Thái Châu & Sơn Ca - Vỗ tay mừng rạng đông (trước 1975)
__http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/vo-tay-mung-rang-dong-thanh-tuyen-ft-bui-thien.jOzZjgEvaz.html
_http://music.hatnang.com/audio/by/artist/thanh_tuya_n_ba_i_thia_n
Nhạc Lam Phương cũng có áp phê của riêng mình. Ngày xưa kịch Túy Hồng từng làm say mê biết bao khán giả truyền hình. Mỗi khi có cuộc tình ngang trái thì giai điệu "Trăm Nhớ Ngàn Thương" càng thấm sâu vào lòng người :
"Mất anh rồi. . .Xa anh rồi. . .Hoa đã tàn nhụy đã phai . . .Chiều hôm nay trời thanh vắng . . .Em đi về . . .về với ai. . ."
Bài Chiều Hoang Vắng cũng vậy, những ai đã từng đi xa lên vùng rừng núi sẽ thấm hơn ai hết :
"Có những chiều mưa buồn giăng giăng khắp lối. . . Có những chiều giá lạnh tím cả hoàng hôn . . .Tôi đi qua thôn xa heo hút lưng đèo . .
Rừng cây hoang vắng tiêu điều ...".
Đây là Hùng Cường :
_http://www.youtube.com/watch?v=8DJ976gQak8
_http://thaithanh.info/index.php/am-nhac/S/481-shotguns/667-shotguns-3/7966-chieu-hoang-vang-hung-cuong
và đây là con Hùng Cường :
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-hoang-vang-quang-binh.xLJYI1eUuH.html
_http://mp3.zing.vn/bai-hat/Chieu-Hoang-Vang-Thai-Chau/ZW6II0A8.html
Bỏ qua xu hướng chính trị thì Bài Chuyến đò vĩ tuyến và Chiều Tây Đô quá tuyệt vời.
_http://www.youtube.com/watch?v=8-6sbyFZFL8 Chuyến đò vĩ tuyến - Hoàng Oanh (NEW)
_http://nhacso.net/nghe-playlist/hoang-oanh-chuyen-do-vi-tuyen.XVBTVkBW.html
_http://www.youtube.com/watch?v=4Wy83LXcwKM Chuyến đò vĩ tuyến -Hoàng Oanh (OLD)
_http://mp3.zing.vn/bai-hat/Chuyen-Do-Vi-Tuyen-Hoang-Oanh/IW88CA0B.html
"Những vùng đất mang tên anh" của Thanh Sơn với tiếng hát Sơn Ca từng làm mưa làm gió trong một khoảng thời gian lịch sử qua cảm nhận của nhiều người trong cuộc chiến tranh VN.
Tàn chiến cuộc em đi theo anh
Tới những vùng phố thị buồn tênh
Thương quê Hương đất QUẢNG điêu tàn
Nhìn HẢI LĂNG nhớ về THẠCH HÃN
Giòng MỸ CHÁNH nước sông mùi hôi tanh
Hỡi CỔ THÀNH một thời vang danh
Thị trấn buồn cao nguyên cheo leo
Gió buốt miền đất đỏ mù sương
Kon Tum đây với những kiêu hùng
Kìa CHARLIE núi rừng thung lũng
Về CHUPAO hát ca ngợi KO MAN
DAK BLA ngày nào còn hiên ngang
Sẽ thấy một ngày Quê Hương ta Hòa Bình
Mầu cờ Việt Nam phất phới thêm đẹp xinh
Hỡi những ai người da chung màu vàng
Mau hãy xây dựng Quê Hương với nhau
Sẽ thấy một ngày Quê Hương ta Hòa Bình
Để nhìn cọng rau cây lúa được bình yên
Hãy hát ca mừng anh em một nhà
Địa sử oai hùng Việt Nam Quê Hương ta
Rừng ngút ngàn cao su mênh mông
Chiến tích còn An Lộc, Bình Long
Quê Hương gây thế giới kinh hoàng
Lộ Mười Ba với trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh
Đó An Lộc địa sử ghi danh
ĐỒNG THÁP MƯỜI bao năm kiên gan
với chiến trường CÁI BÈ SẦM GIANG
KIÊN GIANG hay BẾN TRE, CHƯƠNG THIỆN
BÌNH DƯƠNG đây với CẤN THƠ đó
Mình đi thăm SÓC TRĂNG rồi U MINH
Suốt một vòng địa sử Quê Hương
Sơn Ca (PRE 75)
Artist: Sơn Ca
Title: Những Vùng Đất Mang Tên Anh
Album: Thanh Thúy 22 - Những Vùng Đất Mang Tên Anh
_http://music.hatnang.com/audio/by/album/thanh_tha_y_22_-_nha_ng_va_ng_a_a_t_mang_ta_n_anh
Genre: pre 75
Length: 3:27 minutes (3.16 MB)
Format: MP3 Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
_http://music.hatnang.com/node/9728
Sơn Ca (NEW)
_http://www.youtube.com/watch?v=atqq0uhtyto
_http://www.youtube.com/watch?v=xtt3kcnuJR0
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhung-vung-dat-mang-ten-anh-son-ca.4kNKyRdgzj.html
Trịnh Công Sơn với Bài "Cho một người vừa nằm xuống" còn gây chấn động hơn ai hết vì nó có thể là nói về tướng Lưu Kim Cương mà cũng có thể là ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi hoặc đơn giản là nói về chính ông trong đám tang của mình để không ai có thể bắt bẽ được như là dự báo về điểm cuối cuộc rong chơi của mình
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đă bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nh́ìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không!
Bạn bè còn đó anh biết không Anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.
Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người t́ình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.
Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang
Cuối cùng cát bụi cũng sẽ trở về với cát bụi. . .
_http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/cho-mot-nguoi-vua-nam-xuong~khanh-ly~1048179.html
_http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/cho-mot-nguoi-nam-xuong~thanh-lan~1035246.html
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thu-ca-thanh-lan.nRwXESaBvs.html
Nhiều người đã chấn động khi nghe lại bài :
Năm Cụm Núi Quê Hương - Minh Kỳ
Hương Lan thời còn trẻ khoảng 16 tuổi đã hát bài này đầu tiên. Sau này có rất nhiều dị bản của nhiều ca sĩ khác, kể cả Hương Lan ngày nay cũng quên lời cũ. . . làm bài hát kém đi
. . .trở về thăm quê quán--->thật ngô nghê
. . .chiều quê (chiều xưa) êm ả câu hò --> sao bằng "chiều thơ êm ả câu hò"
. . .ngũ hành năm cụm núi xa mờ-->sao bằng "ngũ hành năm cụm núi xanh lơ"
. . .Buồn vui Ngoại kể em nghe, ngày xưa Mẹ cùng Cha, trai lành gái đảm thương nhau
Vì nghèo duyên đôi lứa Mẹ già cho lấy nhau--->thật sai lầm tai hại. "Ngoại kể" mà "Mẹ già" cho lấy nhau (?)
"Buồn Vui Ngoại kể" sao bằng "Mẹ Thương Buồn kể" . . .
Bài hát kể về vùng Đà Nẵng Quảng Nam nên Hương Lan đã rất hay khi hát "Vì tình duyên hai đựa . . .(Hai đứa--> giọng miền Trung : Huế Đà Nẵng thành Hai đựa. . .)
. . .Đám cưới nghèo buồng cau liếp trầu (?) (Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình, Hạ Vi. . .)-->Đám cưới vài buồng cau liếp trầu. .
. . .Ngũ hành năm cụm núi xanh lơ (?) . . .Xa rồi một kiếp phong trần (??) (Mộng Thi)
Sai lầm nhất là từ đây :
. . .
Ngũ hành năm cụm núi xanh xanh
Xa rồi ngọt (một) trái nam trân mây dâng nhiều trên đỉnh Hài Vân
--->Ngọt (Ngọn) (một) trái Nam Trân : đây chính là ngọn núi Nam Trân gần biển của Quảng Nam. Từ trên ngọn Nam Trân có thể nhìn xa toàn cảnh đến tận Hải Vân
Trái Nam Trân cũng là tên trái Bòn Bon (Loòng Boong) (trái ngon phương Nam dâng cho vua) đặc sản Quảng Nam. . .
Bài này phỏng theo thơ Tường Linh :
Năm Cụm Núi Quê Hương

Anh thương binh trở về thăm nguyên quán
một bàn tay vĩnh viễn gởi sa trường
anh trở lại, với bàn tay còn lại
vẫy vẫy chào Non Nước quê hương
Quê hương anh mây dăng đèo Hải
chiều ấu thơ êm ả câu hò
nước mấy nguồn sông hẹn về Cửa Ðại
Ngũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ
anh lớn lên giữa bài ca châu thổ
những mùa thu ngọt trái nam trân
biển xa lộng gío
thuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần
mẹ thường kể anh nghe
chuyện mẹ cùng cha
ngày xưa đôi lứa
trai lành, gái đảm thương nhau
bến nước sông sâu
nhịp cầu, giếng xóm...
cô gái mười lăm hái hoa, bắt bướm
nắng sớm thêm vàng màu áo lụa Duy xuyên
cậu trai xóm Duối ngoan hiền
đêm khuya khoắt học bài bên bếp lửa
ngoại gìa thương hai đứa
ngoại gìa cho lấy nhau
vài buồng cau, mấy liễn trầu
đám cưới đi ngang bờ sông hoa gạo đỏ
biển lộng, buồm khơi ăm ắp gío
Ngũ hành năm cụm xanh xanh
cha mẹ chỉ tay thề với núi :
mỗi ngón tay ngang một cụm ngũ hành
năm cụm núi không thể nào thiếu một
năm ngón tay không thể chia lìa
lời mẹ đều đều
sương rụng vườn khuya
anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa
rừng xa, xa rồi những lứa nam trân
mẹ đã gìa và cha không còn nữa
mây dăng mờ trên đỉnh Hải Vân
chiều hôm nay anh trở về nguyên quán
một bàn tay viễn vĩnh gởi sa trường
mẹ gìa đón anh mừng vui,bỡ ngỡ
mẹ khóc, mẹ cười...mái tóc rung hoa sương
không theo anh về bàn tay năm ngón
nhưng theo anh về nghìn chiến công
về theo anh: sông vẫn đầy mấy ngọn
mùa vui chim ca, cá trắng, cam hồng...
anh nhìn núi Ngũ Hành năm cụm:
màu núi thêm xanh
mất bàn tay, còn quê hương thắm thiết
mỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành
niềm vui hiện tại
bếp ấm ân tình
anh chép sử thi, viết thư cho người yêu bằng bàn tay trái
đời vẫn xanh và núi vẫn xanh
Ðànẵng đêm 1.11.1954
Tường Linh
Còn đây là nguyên gốc Hương Lan đã hát Năm Cụm Núi Quê Hương thời còn rất trẻ (chắc vào khoảng thời gian trăng tròn lẻ) :
Chiều nay có người thương binh, trở về thăm nguyên quán với một bàn tay còn lại
Quê hương anh mấy ải đèo xa, chiều thơ êm ả câu hò, ngũ hành năm cụm núi xanh lơ. . .
Mẹ thương buồn kể anh nghe, ngày xưa Mẹ cùng Cha, trai lành gái đảm thương nhau . . .
Vì tình duyên hai đứa. . . Ngoại già cho lấy nhau. . . Đám cưới vài buồng cau liếp (liễn) trầu. . .
Rồi nay anh trở về Cha anh không còn nữa Mẹ anh bây giờ đã già. . .
Ngũ hành năm cụm núi xanh xanh
Xa rồi ngọt (một) trái Nam Trân mây dâng (dăng) (giăng) nhiều trên đỉnh Hài Vân
Chiều nay có người thương binh không về với bàn tay năm ngón
nhưng về với ngàn chiến công
Anh mất đi bàn tay nhưng còn quê hương yên lành một ngón tay dâng một cụm ngũ hành
Niềm vui chờ đón tương lai , thư gửi cho người yêu , viết bằng tay trái không ngay
Tình này mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương , Ôi năm cụm núi quê hương . . .
Tình này mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương , Ôi năm cụm núi quê hương . . .
Tình này mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương , Ôi năm cụm núi quê hương . . .
_http://www.youtube.com/watch?v=FinpyrjJYQE
_http://music.hatnang.com/node/8397
thời gian trôi qua, giọng hát cũng thay đổi ._.không còn như xưa, ngày xưa có Lính Xa Nhà rất hay
Hương Lan (PRE 75)
_http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/linh-xa-nha-huong-lan.4HHhhFR4LV.html
_http://www.nhaccuatui.com/video/linh-xa-nha-handmade-clip-huong-lan.15SyN28CqQXt.html
Hương Lan (NEW)
_http://nhacso.net/nghe-album/huong-lan-nhac-tuyen-3.XV1VUkc=.html?ma-bai-hat=WlFTUURX
Năm Cụm Núi Quê Hương có thể được cho phép phổ biến chính thức. Bởi vì nó có thể ứng vào người thương binh cả 2 chiến tuyến ngày xưa. Mà thật ra bài thơ Tường Linh chính là nói về người chiến sĩ cách mạng mùa thu, còn bản nhạc phổ thơ là của Minh Kỳ mà Minh Kỳ thì ai cũng biết. . .
Hiện nay có hai giọng ca tương đối còn trẻ đã mang một phong cách mới cho dòng nhạc vàng-->chính là Trúc Quyên và Mộng Thi. Hai giọng ca này thể hiện nhạc vàng rất tuyệt : hát tròn vành rõ chữ và phong cách không lẫn vào đâu được.
Bài 'Biết trả lời sao' vì mang phong cách Duy Khánh nên vẫn mang âm hưởng của giai điệu 'Thương về miền Trung'. Dù vậy Trúc Quyên đã thể hiện bài 'Biết trả lời sao' quá tuyệt vời !
Bài 'Chuyện Tình Cô lái đò Bến Hạ' và 'Để trả lời một câu hỏi' khó có ai qua nổi Trúc Quyên. Ngay cả Mộng Thi vẫn có 'Để trả lời một câu hỏi' nhưng vẫn không bằng.
Quang Lê & Như Quỳnh vẫn còn chưa hơn được Đặng Thế Luân trong 'Để trả lời một câu hỏi' nên chưa thể so sánh.
Mộng Thi với 'Áo Cưới Màu Hoa Cà' đã mang bài hát này lên một tầm cao mới.
Riêng bài 'Năm cụm núi quê hương' nếu bỏ qua phần lời bị sai thì với phong cách mới mẻ Mộng Thi đã làm sống lại hình ảnh anh thương binh ngày nào rất hay.
Đã từ lâu rồi có một giọng ca mới rất hay vì lột tả được cái thần của nhạc vàng, nghe rất truyền cảm. Đấy chính là Ca Sĩ Bảo Tuấn :
Đúng là Bảo Tuấn hát hay thật, quá truyền cảm, lột hết cái thần của bài hát. Nhiều bài làm chấn động người nghe lúc đêm về nhưng không ủy mị như Trường Vũ. (Riêng Chế Linh Thời sung sức thường hát với Thanh Tâm, giờ là vợ Bảo Thu như bài "Căn nhà dĩ vãng" thì không ủy mị nhưng về già hoặc lúc không sung cũng nhựa như Trường Vũ).
Bảo Tuấn hát quả ít nhưng bài nào cũng hát đỉnh cả. Thế mới là nhạc vàng chính hiệu.
Nhiều người đã khóc vì cảm động khi nghe Bảo Tuấn hát "Tà áo đêm Noel", "Tâm sự người lính trẻ" (Từ khi anh thôi học)-->có người còn cho rằng đây là những bài đỉnh nhất của nhạc vàng về người lính cũng không ngoa.
Bài "Hai Mùa Mưa" Bảo Tuấn hát là hay nhất (sau cái thời mới xuất hiện với giọng ca Trang Mỹ Dung trong đĩa Sóng Nhạc đầu tiên ngày nào).
"Chuyện người con gái ao sen" Bảo Tuấn đã làm lu mờ giọng Trường Vũ (với cả Núi Đôi). Tím Cả Rừng Chiều cũng quá tuyệt !!!
"Nó và tôi" làm ta như sống lại thời chiến ngày xưa "chiều khu chiến mưa sụt sùi. . ."
"Hận Đồ Bàn" xuất sắc làm người nghe mơ về gót chinh nhân của Chế Bồng Nga, Kiêu hùng và uất hận.
Lâu rồi mới nghe được một giọng ca nhạc vàng có thể khiến lòng người xiêu lòng đến thế.
"Nó", đã lột tả hết tinh túy của nhạc vàng. . .
Không như các ca sĩ trẻ bây giờ hát nhạc vàng. Nào là Quang Dũng với giọng như ngậm sỏi rót mật (Tôi vẫn nhớ. . ."), Cẩm Ly, Đan Trường, Lý Hải, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng. . .cũng xơ cứng khi hát nhạc vàng nên giọng không truyền cảm, không lột hết cái thần của nhạc vàng vì cái tâm không hòa quyện với dòng nhạc.
Dòng nhạc vàng vẫn còn khá nhiều tác giả mới với phong cách riêng nhưng vẫn tuyệt vời mà Lâm Hoàng là điển hình :
Tình Em Xứ Quảng, Chỉ Bạn Bè Thôi, Trường Giang Hai Dòng Nước, Ninh Kiều Em Gái Cần Thơ. . .
http://amnhacviet.net/casi/trucquyen/trucquyen.htm
http://amnhacviet.net/casi/mongthi.htm
Biết Trả Lời Sao
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Biet-Tra-Loi-Sao-Mong-Thi/IWZEI8F0.html
bài trên này ghi Mộng Thi nhưng chính thật là Trúc Quyên
It's here : http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=l7UOOzyXDA
Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ
Để trả lời một câu hỏi
Trúc Quyên : http://mp3.zing.vn/bai-hat/De-Tra-Loi-Mot-Cau-Hoi-Truc-Quyen/ZW6II06F.html
Bonus : Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ - Thúy Hằng-->ca sĩ Mười Năm Áo Tím , hơn xa Tâm Đoan quá rên rỉ.
http://www.youtube.com/watch?v=rqQWV2c2RCc
Bonus : http://mp3.zing.vn/bai-hat/Biet-Tra-Loi-Sao-Hoang-Oanh/IWZDD08B.html
Bonus : http://mp3.zing.vn/bai-hat/LK-Nhung-Dom-Mat-Hoa-Chau-Xin-Anh-Giu-Tron-Tinh-Que-Duy-Truong-Quynh-Dung/IW6OIAB9.html
Mộng Thi :
http://mp3.zing.vn/bai-hat/De-Tra-Loi-Mot-Cau-Hoi-Mong-Thi/IWZEIZ6U.html
Năm cụm núi quê hương & Nếu em là giai nhân, Áo Cưới Màu Hoa Cà :
http://mp3.zing.vn/bai-hat/5-Cum-Nui-Que-Huong/IWZEIZ99.html
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Neu-Em-La-Giai-Nhan-Mong-Thi/IWZEIZ6E.html
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ao-Cuoi-Mau-Hoa-Ca/IWZEIZZC.html
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mien-que-yeu-dau-mong-thi.dk5bPHjWGfea.html
http://nhacso.net/nghe-nhac/mien-que-yeu-dau.X1pTUEFXaw==.html
Huong Lan (NEW)
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nam-cum-nui-que-huong-huong-lan.zA7ncGdX0N.html
http://nhacso.net/nghe-nhac/nam-cum-nui-que-huong.WVpSVUJd.html
Huong Lan (PRE 75)
Artist: Hương Lan
Title: Năm Cụm Núi Quê Hương
Album: Premier 6 - Những Khúc Tình Ca Muôn Thuở
Genre: pre 75
Length: 4:37 minutes (5.3 MB)
Format: MP3 Stereo 44kHz 160Kbps (CBR)
http://music.hatnang.com/node/8397
Tình em xứ Quảng với Bảo Yến :
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tinh-em-xu-quang-Bao-Yen/IWZCWAIU.html
http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/tinh-em-xu-quang~bao-yen~1011661.html
Chỉ Bạn Bè Thôi _ Quốc Đại :
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=KKjHXSfEgv
Ninh Kiều Em Gái Cần Thơ_ Hương Lan :
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=gJP9DrQAz8
Thương nhớ quê nhà với Hạ Vy :
http://hcm.nhac.vui.vn/thuong-nho-que-nha-mp3-ha-vy-m59063c6p1655a3190.html
Nhã Pjhương
http://nhacso.net/nghe-nhac/thuong-nho-que-nha.X1pVVEpcZw==.html
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thuong-nho-que-nha-nha-phuong.RDtFlRa8Ej.html
Hương Lan
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thuong-nho-que-nha-huong-lan.lVA78cPh6j.html
Bonus :
http://music.hatnang.com/node/10320
http://music.hatnang.com/audio/download/10320/Dan+Ao+Mua+Xuan+-+Phuong+Dung+%2526+Nhat+Truong.mp3
http://music.goonline.vn/SongDetail/dan-ao-mua-xuan/5627/index.htm "Bảo Yến"
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dan-Ao-Mua-Xuan-Quynh-Dung/IW66766B.html
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dan-Ao-Mua-Xuan-Nhac-Hoa-Tau/IW6ZB6OW.html
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dan-Ao-Mua-Xuan-Bau-Tranh-Sao/IW6UOB7A.html ********
http://www.filefactory.com/file/b18e108/n/Dan_Ao_Mua_Xuan.mp3
http://www.filefactory.com/file/b18e20b/n/Dua_Em_Vao_Ha.mp3
http://mp3.zing.vn/playlist/Doc-Tau-Dan-Bau-Vol-1-phamcpro/IW6EWFEC.html?st=5 Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng - Đức Thành
http://www.buddy.vn/music/song/lien-khuc-mua-xuan-la-kho-guitar-wa-phe.lZFb2QFVSpmVFRTP.html
http://dj.123yeu.info/bai-hat/Lien-Khuc-Mua-Xuan-La-Kho-Guitar-wa39-phe/EZF0CC6.html
Mirror : http://dc220.4shared.com/img/1333319811/2663249b/dlink__2Fdownload_2FEW_5FeZTjj_3Ftsid_3D20121119-34731-34ccf660/preview.mp3 in http://mp3skull.com/mp3/tranh_album.html
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=mcnQWmwKly
Đan áo mùa xuân. 64Kbps, 2.49 MB Nghệ sỹ: Trung Nghĩa
http://www.woim.net/song/49754/dan-ao-mua-xuan.html
Đan áo mùa xuân chất lượng cao 320Kbps Nghệ sỹ: Trung Nghĩa
http://www.canhac.com/#Play/29906/canhac.html ---> Đan áo mùa xuân chất lượng cao 320Kbps http://www.canhac.com/?url=Download/29906/Xtre.Us-7DC6527728B4A294
Diep khuc mua xuan - Instrumental.part1.rar ---> Đan áo mùa xuân chất lượng cao 320Kbps bên trong part1
(55 MB)
http://www.mediafire.com/?qmizz1yrqti
Diep khuc mua xuan - Instrumental.part2.rar
(50.64 MB)
http://www.mediafire.com/?mzwmnybtzud
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-album/Doc-Tau-Dan-Bau-Vol-1.1367916.6.html
http://nhacmp3chatluongcao.blogspot.com/2010/05/hoa-tau-bau-tranh-sao-320kbps-phan-5.html
05 - Bao Tuan - Sai Gon Thu Bay.flac
File size: 30.2 MB
http://www.mediafire.com/?a0dao9im14sata7
The Best Of Bảo Tuấn
Track List & Download from _quannhacvang.com
01. Nó Và Tôi
http://www.mediafire.com/?6bw885wvcnrscyy
02. Tâm Sự Người Lính Trẻ
http://www.mediafire.com/?q1nzg6lir2nz2mk
03. Hai Mùa Mưa
http://www.mediafire.com/?yiaa6c24cvco2d4
04. Sài Gòn Thứ Bảy
http://www.mediafire.com/?km5w12ezab6hq5z
05. Hận Đồ Bàn
http://www.mediafire.com/?h7y78g36le8uzgw
06. Năm 2000
http://www.mediafire.com/?4ngplkn2jm5lkv5
07. Loan Mắt Nhung
http://www.mediafire.com/?bvd8cebj8tul9m5
08. Tà Áo Đêm Noel
http://www.mediafire.com/?313to11a3x430dt
09.
10. Tím Cả Chiều Hoang
http://www.mediafire.com/?78vtfmlu60fz5te
Giai điệu nhạc vàng khó mà kể hết ảnh hưởng của nó đến tâm hồn con người.
Mỗi tối khoảng 10 giờ 30 chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài FM Bình Dương sẽ đưa ta đến những cảm xúc khó quên với các truyện ngắn đời thường. Truyện Huệ Lấy Chồng của Nguyễn Ngọc Tư, Truyện Người Cóc của Nguyễn Thị Diệp Mai thấm sâu vào lòng người hơn bao giờ hết qua giai điệu nhạc không lời "Ai Cho Tôi Tình Yêu", "Thói Đời". . .trên cả tuyệt vời. Có nhiều bản nhạc hòa tấu "Ai Cho Tôi Tình Yêu" nhưng đây là bản hòa tấu hay nhất mà mình tìm mãi vẫn không ra. Bạn nào có share cho mình rất cám ơn.
Người CócAnh Hai Của châm lửa đốt lớp bổi. Lửa bắt ngọn cháy hừng hực. Lớp bổi chặt ruồng từ mùa trước đã khô quắn, lửa lan rất nhanh. Anh hả lòng hả dạ vì năm nay chỉ cần mưa xuống là miếng ruộng vợ chồng anh bỏ công khai khẩn mấy năm nay đã sạ được. Sau mùa lúa nầy hai người sẽ không còn những bữa ăn độn rau củ nữa. Nghĩ đến khoảnh đất hơn chục công xanh mướt lúa cơn đói trong lòng anh dịu đi. Quá trưa rồi mà chị Hai vẫn chưa đem cơm ra.
ảnh minh họaMấy năm trước anh lực điền Hai Của được má hỏi cưới một cô gái nhà buôn bán ở chợ Phong Điền về làm vợ. Nhà chị Hai tuy không giàu có gì nhưng vẫn đủ ăn đủ mặc. Còn nhà anh, hai mẹ con làm mướn nuôi nhau. Tía vợ thấy anh thật thà, chăm chỉ nên gả con cho không đòi sính lễ. Má anh chắt chiu mấy chục năm cũng đủ tiền để mua cho con dâu hai bộ đồ và đôi bông cưới cho đúng lễ. Gái chợ miệt vườn da trắng, tóc đen, không đài các như gái thị thành nhưng duyên ngầm, đẹp nết. Chị Hai trầm tính ít nói, có đôi mắt long lanh như hai hạt sương trên ngọn cỏ buổi sớm, đôi mày vòng nguyệt đậm đen như nét vẽ. Cưới được chị, anh Hai mừng nói không thành lời, cưng vợ hết chỗ chê. Được một năm thấy không thể sống bám suốt đời ở nhà vợ, anh Hai gởi má anh về ở nhờ nhà chị bà con, rồi xin phép tía má vợ xuống vùng Chắc Băng lập nghiệp. Tía vợ anh biết cuộc sống khai rừng khẩn đất rất gian lao vất vả nhưng thấy con rể quyết chí lập nghiệp không đành cản. Ông bảo vợ chuẩn bị cho hai con một chiếc xuồng be chín mới, năm giạ gạo và ít tiền phòng thân. Má chị thương con lén lấy chiếc kiềng vàng mười của hồi môn cho chị đem theo.
Vùng kinh xáng Chắc Băng mới khai mở tuy xa xôi hẻo lánh nhưng ở các vàm hay dọc kinh lớn đều đã có người khai khẩn, phải đi sâu vào rừng mới khẩn được đất. Từ ngày đến đây, anh Hai cất tạm ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm ven để ở. Sáng chưa rõ mặt chị thức dậy nấu cơm cho anh đem theo đi rừng. Chiều tối anh chống xuồng về, hai vợ chồng quây quần bên niêu cơm với vài khứa cá kho, ít đọt rau dại luộc. Một năm. Hai năm. Ba năm, một hột lúa cũng không có để nhổ râu. Vùng đất rừng U Minh nầy muốn được một mảnh đất “thuộc” không phải dễ. Ruồng chặt lớp lùm buội, trấp dày cả thước, phơi khô, đốt. Năm sau lại chặt, phơi khô, đốt. Hai, ba năm sạ được lúa xuống rồi lại mất trắng vì đất quá màu mỡ lúa trổ lá xanh um không chịu kết đòng. Nếu có được chút ít thì chưa kịp chín đã được lũ chuột ngày đêm dọn sạch. Vốn liếng đem theo gần cạn sạch, cả năm nay chị Hai nài nỉ anh bỏ miếng đất đó đi. Anh cương quyết không chịu. Chị cho anh ba điều kiện: một là về Phong Điền sinh sống, hai là ra vàm Chắc Băng ở chị đủ sức buôn bán nuôi gia đình và cuối cùng là bỏ nhau đường ai nấy đi. Anh Hai biết vợ đã khổ cực quá nhiều nên lựa lời dỗ ngọt. Anh nhất định không bỏ mảnh đất đó, ráng làm nửa năm nữa lúa sẽ đầy bồ, tiền bạc thoải mái, chị sẽ không còn nghĩ đến chuyện đi đâu.
Thấy chồng cương quyết như vậy chị Hai ấm ức nhưng vốn ít lời nhín tiếng nên chẳng cãi vã làm vì. Anh Hai thấy chị không nhắc đến tưởng vợ đã xuôi lòng càng lao vào việc khai đất, mở rừng. Anh mê mẩn miếng đất đến quên cả chị, chị Hai ức lòng lắm. Chị đã theo anh chịu cực chịu khổ trăm đường năm năm nay mà anh chẳng nghĩ gì cho chị. Cái khổ vật chất chị có thể chịu nổi, đàng nầy lại là cái khổ của người quen sống nơi đông đúc, đầy đủ giờ phải chịu cảnh cả tháng trời mới gặp được một người để nói chuyện. Chị nhớ nhà, nhớ cái phố chợ nhỏ nhưng lúc nào cũng tấp nập người, nhớ đám bạn bè thân thiết rủ nhau thả xuồng trôi sông suốt đêm hò ơi vang mặt nước. Thời con gái của chị thật đẹp đẽ, không biết bao người lượn quanh chờ thấy được nụ cười, ánh mắt liếc xéo của chị. Vậy mà đùng một cái, cha nhận lời gả chị cho một người chị không hề để mắt tới. Ở nhà phải theo lời cha mẹ, lấy chồng phải theo chồng. Anh Hai không một lời bàn tính với chị, dọn đồ đạc xuống xuồng, kêu chị đi. Rồi bẵng một mạch bốn năm trời hai vợ chồng phải chịu khổ chịu sở ở cái xứ muỗi bay như trấu vãi, cả ngày không chỉ được vài người chèo xuồng lướt qua con kinh trước nhà. Bám vào mảnh đất nầy biết đời nào có ăn có mặc đây? Nhiều đêm anh ngủ luôn trong đất, ở nhà một mình giữa rừng không mông quạnh, tít mù khơi mới thấy một ánh đèn chị sợ và buồn chán muốn chết quách cho xong. Còn anh, người đâu sáng chưa bảnh mắt đã gọi chị dậy nấu cơm, đi mãi đến tối mịt, về lại cơm nước. Đêm đến, chui vào mùng chỉ biết hùng hục như đang cày bừa trên thân thể vợ, rồi lăn quay ra ngủ, không một lời hỏi han, âu yếm. Từ ngày cưới chị về đến giờ Hai Của chưa từng quan tâm xen chị cần gì, muốn gì, nghĩ gì. Nhiều lần chị nói với anh, anh lại gạt đi. Anh càng say mê mảnh đất, chị càng cô đơn khổ sở. Chị cảm thấy mình đang dần chết theo những tháng ngày không được giao tiếp với con người. Có một ông chủ ghe “chạp phô” thường mang hàng vào bán cho dân trong kinh, từ ngày gặp chị tỏ ý gần xa chị đừng ngu dại chôn tuổi xuân xanh ở chốn khỉ ho cò gáy nầy. Gặp được ông ta, chị bỗng như gặp được bạn tâm tình có hẹn từ kiếp trước. Bao nhiêu buồn khổ chị thường kể hết cho ông ta nghe. Những chuyến chở hàng của ông chủ ghe “chạp phô” vào kinh càng ngày càng nhặt hơn, mỗi lần ghé lại nhà Hai Của càng lâu hơn dù có anh ở nhà hay không. Thấy mỗi lần gặp ông chủ ghe thì chị vui vẻ cả ngày, Hai Của đỡ lo vợ buồn bực sinh ra quẩn trí. Hai năm qua nữa, chị Hai không còn chịu nổi...
- Thau nhôm, đường cát, đường mía, muối mắm… hôn...!
Tiếng rao của ông chủ “chạp phô” vang vang đầu kinh…
Trưa, lửa đã hạ ngọn. Tiếng nổ lách tách của cây cỏ khô không còn, rừng tràm trở lại không gian êm ả vốn có. Anh Hai ngồi dựa vào gốc tràm lớn trên gò đất đưa mắt nhìn những con chim lông ô lác đác bay về tổ sau một chuyến kiếm ăn mệt nhọc. Chúng mất hút vào màu xanh ngút ngàn của tràm. Đâu đây có tiếng vo ve của con ong đang hút mật bông tràm. Anh mở nắp bình uống hết ngụm nước cuối cùng. Chị Hai vẫn chưa đem cơm ra. Mệt quá, anh Hai không thấy đói, gối đầu lên cái bòng bột đựng đồ thiu thiu ngủ mất...
- Mình à! Dậy đi mình !... Mình ơi !
Anh Hai mở mắt ra. Chị Hai đang lay anh. Bóng nắng đã xế về chiều. Chị Hai bưng nồi cơm với mấy con khô sặc nướng đặt trước mặt chồng. Anh vươn vai, ngáp dài thoải mái. Uống một ngụm nước trong cái ca chị đưa, anh ngồi xếp bằng ăn một lèo hết sạch nồi cơm. Chị Hai nhìn chồng ăn, rồi dời mắt nhìn đi tận nơi xa xôi nào. Ăn xong, anh Hai bảo vợ:
- Dẹp đi! Mình đi vòng vòng đây kiếm ít rau, đợi lửa tắt hẳn rồi cùng về.
- Để đại đó đi. Mình ngồi xít lại đây tôi nhổ tóc ngứa cho !
- Ừ, được đó.
Chị rút cái lông nhím giắt ngang giữ cái búi tóc củ co, xõa tóc chồng ra. Anh Hai khoan khoái ngồi lim dim khi mái tóc rễ tre được vuốt ve, thỉnh thoảng lại được nhổ đúng vào chỗ ngứa. Lâu lắm vợ chồng anh mới lại âu yếm bên nhau. Một đỗi sau, chị Hai vuốt nhẹ bắp tay săn cuộn như bắp cày, khẽ cười hỏi:
- Tay mình mạnh như vậy nếu để tôi trói mấy vòng mình có cởi được không?
- Dễ ợt.
Chị Hai cười xòa, đi xuống xuồng lấy cuộn dây bện bằng ba sợi da trâu nhỏ đánh săn lại thường dùng để cột xuồng kéo đi trong mương lung cạn. Anh đưa hai tay ra trước cho chị trói lại. Xong, chị háo hức ngồi chờ. Anh Hai cúi xuống dùng răng cắn nút dây lần tháo ra. Chừng hút tàn nửa điếu thuốc anh Hai đã tháo xong. Anh cầm dây đưa cho vợ. Chị Hai vỗ tay cười:
- Giỏi quá! Nếu tôi cột phía sau mình tháo được không?
Anh Hai thấy vợ vui liền đưa hai tay ra phía sau cho chị trói lại. Chị ngồi chăm chú nhìn xem anh làm sao. Anh uốn lưng, tuột luồn từ từ qua hai cánh tay bị trói chặt ở cườm. Chẳng mấy chốc anh Hai đã đưa được tay ra phía trước rồi theo cách cũ tháo dây ra. Khoảng hút hết một điếu thuốc anh đã tháo xong. Anh đưa dây cho vợ bảo mệt, chuẩn bị về. Chị Hai nài nỉ thử một lần nữa thôi. Thấy vợ chẳng mấy khi vui vẻ như vậy anh đành chiều theo đưa hai tay ra sau để mặc chị muốn cột trói ra sao tùy ý. Chị Hai lần nầy trói gút mối, hai đầu dây chừa dài vòng ngược lên qua hai bên cổ, cột chặt lấy hai chân. Chị đứng khoanh tay nhìn anh cựa quậy, lụt nhụt như một con sâu đang xé kén chui ra. Hạ thấp tay để luồn qua thì đôi chân bị kéo lên mất đà ngã chổng gọng, giở hai tay lên thì mắc kẹt dây trói chằng hai chân cắm chúi đầu về trước. Chị Hai bật cười ngặt nghẽo. Để chị cười một lúc, anh nhẹ giọng bảo:
- Mình ơi, tôi thua rồi. Mình thả tôi ra đi !
Chị Hai vẫn ôm bụng cười giòn không dứt. Anh Hai mỏi quá nài nỉ:
- Thả tôi ra đi mình! Chiều rồi, thả tôi ra, mình về thôi !
Chị Hai bỗng ngưng ngang tiếng cười. Chị nhìn anh lạ lẫm một lúc rồi buông thỏng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
- Mình đừng giỡn nữa, thả tôi ra đi !
Anh van xin. Chị lạnh tanh rờn rợn như lời phán của quỉ nhập tràng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
Mái tóc dài của anh xấp xõa, chị túm gọn cột luôn vào dây trói. Chị quay lưng đi thẳng xuống chỗ để xuồng, chống đi với tiếng cười lanh lảnh đọng lại thật lâu trên những đọt tràm.
* * *
Dưới gốc cột hiên cuối hàng ba có một hang cóc. Con cóc đã sống ở đây không biết bao lâu, cứ sụp tối là lại nhảy ra khỏi hang cần mẫn thè cái lưỡi dài chộp từng con muỗi, con bướm nhỏ nào bay ngang tầm. Xứ U Minh thì muỗi nhiều đến nỗi chỉ cần quơ tay chộp một cái là được mấy con. Dân ở đây buổi chiều muốn ngồi chơi phải làm một cái mẻ un để khói xua bớt muỗi đi. Bà chủ nhà rất ít khi ngồi hóng mát vì cộng sổ sách, kiểm tiền bạc buôn bán trong ngày xong thì đã tám chín giờ đêm. Tiệm “chạp phô” của chồng bà tuy không lớn lắm nhưng cũng có hạng trong khu chợ vàm nầy. Từ ngày lấy ông tới giờ bà luôn được ông tin tưởng giao quản lý tiền bạc, gia sản. Tuy ở với nhau gần bốn năm chưa được mụn con nào, ông vẫn quí yêu bà như ngày mới cưới. Bà vốn gái miệt vườn lại đang tuổi hồi xuân nên nhan sắc càng mặn mòi, quyến rũ.
Chiều nay, bà ăn cơm xong trước, tắm rửa, thay bộ đồ lụa trắng ra hiên ngồi đợi ông. Bà ngả người nằm dài trên ghế bố thoải mái hít thở khí chiều, hai chân dũi dài trên chiếc ghế đẩu thấp nhỏ. Đúng lệ con cóc từ hang chui ra. Nó cần mẫn bắt muỗi tiến dần về phía bà. Con cóc nhảy qua mặt bà tiến về phía sân. Bà chăm chú nhìn từng động tác chờ, rình, vội vã đớp của con cóc một cách say mê. Ông ra đến chỗ bà ngồi. Bà đẩy chiếc ghế đẩu về phía ông ra hiệu ngồi xuống. Ông ngồi xuống bắt chéo chân xỉa răng. Mắt bà vẫn không rời con cóc. Bỗng bà phá lên cười hăng hắc, cười đắc chí, cười thích thú làm ông phải quay lại nhìn. Bà như rạng rỡ hẳn lên trong tiếng cười, đôi môi mòng mọng, đỏ thẩm mở to phơi những chiếc răng trắng ngà đều đặn. Ông rất yêu cái miệng của bà. Bà không giống những người phụ nữ trong vùng thương ăn trầu từ khi bắt đầu búi tóc làm hàm răng đen nhẻm, môi đỏ màu cổ trầu trông già cỗi. Ông chợt phát hiện ra đôi mắt to nằm dưới đôi mày vòng nguyệt của bà ánh lên vẻ vui thích ma quái kỳ lạ. Ông buột miệng hỏi:
- Con cóc có gì mà mình vui vậy?
Bà cười nghiêng ngả như bị ma nhập một lúc nữa rồi mới đáp:
- Mình có muốn nghe chuyện xưa của tôi không?
- Cưới mình đến nay có bao giờ mình nói chuyện xưa cho tôi nghe đâu. Mình muốn kể cũng được.
- Tôi kể, mình nghe rồi phải bỏ. Cũng vì muốn lấy mình mà tôi...
... Ba ngày sau chị Hai quay lại mảnh đất giữa rừng đó. Anh Hai không tháo được dây trói và cũng không còn sức để tháo nữa. Anh chúi người về trước chịu cả thân người lên hai đùi, ngồi chồm chổm như vậy để cúi xuống cần mẫn liếm những giọt sương đọng trên lá cỏ. Thấy chị, đến ánh mắt không còn thần sắc rực sáng lên nhìn chị van lơn. Từ miệng anh mấy từ lào thào không rõ nghĩa tuôn ra. Chị nhìn xoáy vào anh, rồi nhếch cười, bảo:
- Đó là tại mình ép tôi. Mình đừng trách tôi nghe !
Chị quay lưng bỏ đi với tiếng cười hăng hắc như chim khách ăn đêm. Hơi sức còn lại trong anh bật thành tiếng:
- Mình... ình... đừ...ừng... Mình...ơ.. ơi... !
Chỉ có tràm xanh vọng lại u u mấy âm thanh vô vọng...
... Bà chỉ vào con cóc, lại cười thích thú:
- Tôi thấy con cóc kia thè lưỡi bắt muỗi giống y như ông ấy lúc thè lưỡi liếm sương. Tức cười quá! Ha... ha...! Bấy lâu mình cứ tưởng chồng cũ của tôi theo vợ bé bỏ tôi lại giữa rừng, chứ mình đâu có biết tôi...
Dường như từ trong sâu thẳm cõi lòng của bà, điều bí mật ghê rợn bị cất giữ quá lâu nên được dịp tuôn ra không ngừng được. Ánh mắt bà sáng rực ma quái, từ cái miệng xinh xinh há ra, tuôn không ngừng những tiếng cười hắc hắc. Ông rợn người bất giác đứng bật dậy, chạy trối chết như khi con người nhìn thấy một con cọp đang khoái trá gặm thịt đồng loại của mình.
Bà ngơ ngác nhìn theo, ròi quay lại nhìn con cóc. Con cóc đang ngồi chỗm chệ bỗng ngẩng đầu lên nhìn bà bằng đôi mắt thồ lộ. Bà như bị hút vào đôi mắt trợn tròn đỏ độc như ngọn đèn cóc giữa rừng khuya. Từ cổ họng con vật phát ra âm thanh như tiếng nghiến răng căm hận của một người bị kẻ thù dồn vào đường chết mà không có cách chống trả. Con cóc chồm hổm theo tư thế trời cho nhảy từng bước thẳng về phía bà. Bà kinh hãi rú lên:
- Cứu tôi với! Làng xóm ơi, giết người....! Giết người !
… Chợ vàm Chắc Băng mấy năm nay xuất hiện một bà điên. Dưới mái tóc rối bù dơ bẩn có một đôi mắt đen ẩn dưới đôi lông mày vòng nguyệt. Đôi mắt ấy lúc sáng hoắc, lúc đờ đẫn. Bà điên khi cười, khi khóc, lang thang khắp chợ, ai cho gì ăn nấy, đụng đâu ngủ đó. Bà ta có cách ăn rất kỳ quái: bỏ thức ăn xuống đất, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi liếm như con cóc rồi mới ăn. Dân chợ vàm thường kể ông chủ tiệm chạp phô bỏ ra tỉnh lấy vợ Ba Tàu. Họ kể với nhau…
... Sáu năm sau, một gia đình đi khẩn đất khám phá một mảnh đất hoang sậy mọc um tùm. Trên gò cao dưới gốc một cây tràm thật lớn, họ thấy một bộ xương người với bộ dạng co ro của một con cóc chuẩn bị đớp mồi. Trên bộ xương có một sợi dây da trâu vẫn còn khá chắc. Họ đào một lỗ trên gò chôn bộ xương rồi cùng nhau chặt dọn miếng đất lấy chỗ làm ruộng./.
Nguyễn Thị Diệp Mai
Trên đời có những điều vượt lên trên cái lý lẽ thông thường của cuộc sống, khó xử hơn với những điều bình thường mà nền công lý mọi người thường nói. Ai cũng có những quan điểm riêng của mình nhưng chúng ta khó có thể phê phán sự đúng hay sai về hành động của các nhân vật trong truyện này.Câu chuyện Người Cóc càng thêm thấm vào tâm tưởng người nghe khi giai điệu "Ai Cho Tôi Tình Yêu" và "Thói Đời" réo rắc trổi lên giữa đêm khuya thinh vắng.
Ai cho tôi tình yêu
Của ngày thơ ngày mộng
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
Và đón người đi vào tim tôi
Bằng môi trên bờ môi
Nhưng biết chỉ là mơ ...
Nên lòng nức nở, thương còn đi chứ yêu thì chưa đến
Nên gọi tên tình chưa đỗ bến, (biết) nẻo mô mà tìm?
Nằm nghe cô đơn, thoáng bước trong buồn[g] [hồn]
Giá buốt về tìm, sao rơi cuối đêm
Nhà vắng mang nhiều cay đắng, xua hồn đi hoang
Ai cho tôi tình yêu, để làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời
Người ơi người, xin đừng e ấp,
làm tim nghẹn ngào ....
"Đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người. Trong thói đời, cười ra nước mắt, xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao, còn gian dối cho nhau...". Trúc Phương ơi hỡi Trúc Phương, quả là cái Thói Đời mới cay đắng làm sao!!!! Áp phê của nhạc vàng quả thật ghê gớm không thứ nhạc nào bằng. . . ********************************************************
Huệ lấy chồng
-----
NGUYỄN NGỌC TƯ
Vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt mù u. Vẫn tiếng nói cười xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì trong nhà bếp. Tiếng máy đèn chạy tạch tè. Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micro gần miệng mà uống rượu. Nghe đánh cái chóc giòn thiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm.
Huệ với Điềm ngồi xếp quần áo trong buồng. Điềm bò lại cửa sổ mở chốt, đẩy hai cánh cửa lá sách sơn xanh ra, trời khuya sâu hun hút, nó la lên :
- Trời, gió mát ghê hen.
Huệ gật đầu, ừ, mát, gió chạy nghe thông thống trong lòng. Nghe rõ ràng mùi xoài cát trái mùa chín son ngoài song cửa. Tự dưng Huệ thấy nhớ nhà ghê lắm. Ngồi ngay ở nhà mà cũng nhớ thiếu điều rớt nước mắt cái độp xuống mặt chiếu bông. Lúc nảy, ăn cháo khuya xong, ba Huệ biểu cả nhà ra đằng trước, ông đốt nhang khấn trước bàn thờ làm lễ xuất giá cho con gái út. Chưa đủ lễ thì má Huệ đã khóc òa. Mấy chế, mấy dì ở nhà dưới chạy lên, bắt khóc theo, nước mắt nước mũi lòng thòng. Thành ra ai cũng xúm lại khóc nên không có màn dặn dò như mấy những lễ xuất giá khác. Huệ nghĩ vậy mà tốt, nó đỡ buồn tủi. Điềm dặn, "Bây giờ mầy khóc cho đã đi, để mai lúc rước dâu thì ráng nhịn, cô dâu mà khóc, son phấn trôi tèm lem, thấy rầu lắm". Trời đất, buồn thương ở trong lòng, lúc nào tràn đầy thì phải khóc cho vơi chứ có phải rót nước ra từ cái ấm, lúc nào muốn rót thì rót, lúc nào không muốn thì thôi. Con gái lấy chồng, hỏi ai không tủi ?
- Hồi sáng này, lúc đi chợ mua đồ về tao thấy ông Thi đi ngang nhà mình.
Điềm rũ cái áo bà ba hường làm cái đèn chao ngọn, nó lên tiếng. Huệ ra bộ dửng dưng :
- Ừ !
- Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm.
- Ừ !
Điềm trở giọng quạo quọ :
- Ừ, ừ hoài. Phải chuyện mầy với ổng mà thành, đám nầy vui biết bao nhiêu không.
Huệ cười, biểu Điềm nói nho nhỏ thôi rồi cái giọng lại nửa dửng dưng nửa phân trần :
- Thành gì mà thành, người ta đã nói là không có tiền sắm trầu cau.
- Sạo, trầu cau rẻ rề, mà, sao lại có tiền đi cưới người khác.
Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thỉu. Cái vali da mới màu vôi đã đầy quần áo. Đồ của Huệ không có bao nhiêu, cũ hết rồi, đồ bên chồng cho mới nhiều, tới mười hai bộ. Điềm nhắc :
- Còn tập chép bài ca, mầy đem theo không ?
- Ừ, đem theo, chút nữa tao quên rồi.
Mà, đem theo chắc cũng không làm gì hết. Về bên nhà chồng không biết còn rảnh rổi vừa đưa võng vừa ngêu ngao hát. Nhà Thuấn vườn rộng, ruộng cũng nhiều, công chuyện chắc vô số. Thuấn kể, chỉ tính bẹ dừa khô rụng xuống, má Thuấn đã đi chặt mãn một năm còn chưa giáp vườn. "Nhưng em đừng sợ, về bển, ba má với anh không cho em làm gì nặng nề đâu", Thuấn nói thêm. Huệ cười, cực khổ nó không sợ, chỉ sợ không được vui. Nghĩ lại, có chồng vừa hiền vừa giỏi như Thuấn, lại thương mình như vậy làm gì mà không vui.
Huệ lại chỗ đầu nằm, giở gối lên, nâng niu ấp trong tay tập chép bài ca đã cũ. Nhắm mắt, nó vẫn lật ra ngay cái trang có nét chữ nắn nót của Thi, dưới bài hát "Nhẫn cỏ", Thi ghi thêm hai câu thơ "Trăm năm ai chớ bỏ ai. Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim". Con Điềm thường bảo, người ta lấy thơ để thay lời thề hẹn đó.
- Tao tội nghiệp ông Thi quá, mà tao cũng tội nghiệp mầy nữa. - Điềm vừa nằm xuống, vừa thở dài cái thượt. Huệ kêu Điềm ngủ đi rồi lụi hụi xuống giường, nó nói nó còn quên sợi dây nịt. Điềm xì một cái, "mầy có tật tiếc đồ cũ". Huệ gắt, "Kệ tao. Ngủ đi". Huệ bò lại chỗ cửa sổ và ngồi đó, đưa mắt nhìn xa thẳm màu đêm. Huệ ngồi đó thật lâu, đến má ghé vô buồng biểu Huệ nhắm mắt một chút đi, ngày mai rước dâu mệt lắm. Huệ dạ, thổi phù cho tắt đèn. Con Điềm vốn mê ngủ, đặt lưng xuống chưa bao lâu đã thở sâu. Huệ lại thắp đèn coi bây giờ là mấy giờ rồi giở vali ra, nói thầm trong bụng : "Không biết mình có quên gì không ta ?"
Nó làm như lỡ quên món gì sau này không có dịp về lấy nữa. Mà, từ Đất Cháy qua nhà Thuấn có bao xa, chạy xuồng băng tắt qua Đầm, rẽ theo kinh Thợ Rèn chừng mười lăm phút là tới. Nhưng với đứa con gái theo chồng, quãng đường đó cũng chở thương, chở nhớ. Chế Lê, chế thứ ba của Huệ lấy chồng sát bên nhà, chỉ cách một hào ranh mà còn khóc lu bù. Hồi đó, Huệ cười, chế cú cái cóc lên đầu nó," Sau này có chồng rồi biết, cưng ". Huệ không tin, nó biết mình rắn rỏi lắm, sức mấy mới khóc. Té ra không phải vậy, nó cũng là một đứa lạc lòng. Sáng mai thôi nó sẽ xuống võ rồi về ở miết nhà người ta. Nhớ cái cối xây bột dựa hàng kệ đựng tiêu tỏi, dầu ăn, nước mắm... Con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa, mấy cái võng giăng quây quần quanh bồ lúa. Lối vô nhà trải đất đỏ, người đi ra đi vô đã mòn mấy hòn tròn tròn trọc lóc. Lối này đổ ra con đường xóm xáng múc hôn hang chạy dài tới Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt, bẹ dừa kéo xuồng nằm vảnh cổ, có bẹ đã khô quắt, có bẹ còn tươi thơm. Xóm kinh ăn sâu vô đồng. từ vườn nhà Huệ dòm xéo về phía tây, bỏ cánh đồng lúa lơ thơ gốc rạ là một vệt xanh rờn của dừa, của chuối.
Và nhà Thi ở đó. Huệ với Thi quen nhau hồi nhỏ. Thi có tật khoái đi tắt đường đồng đâm thẳng vô vườn nhà Huệ để đến trường. Tan học về, nó có thể nhẩn nha, lang thang đồng khơi thả diều cho tới chạng vạng. Có bữa tan trường, Thi về cùng Huệ, Thi hỏi, "tao thấy con gà mái nhà mầy đẻ bậy đống rơm sau hè, sao mầy không làm ổ ?" Huệ xụ mặt xuống, môi trề ra "Gà nhà tao, kệ tao." Thi mất hứng, càu nhàu :"Con gái gì... vô duyên".
Đó là chuyện hồi nhỏ, chớ khi hai đứa lớn lên, Thi nhận ra Huệ có duyên, đã có duyên mà còn đẹp nữa. Thi học lớp trung cấp sư phạm xong về dạy trường cấp II Ấp Chín. Thi dạy lớp sáu, ngay lớp con bé Mén con anh Hai Mận học. Huệ đi họp phụ huynh hoài. Vô đó, không phát biểu gì, thẹn thò ngồi cuối dãy bàn, cũng không để ý coi Thi nói gì, chỉ nhìn Thi cười. Trời đất quỹ thần ơi, người gì cười hiền thấy thương quá. Hồi xưa, lúc còn con nít đứa nào cũng hôi nắng, cũng lùi bùn sình, đâu phải như bây giờ. Ở chợ hay ở quê gì rồi người ta cũng lớn lên.
Ở xóm này, người biết tụi nó thương nhau đầu tiên là con Điềm, nhỏ bạn thân nhất của Huệ, người thứ nhì, thứ ba biết là chú thím Mười Ba. Chú Mười Ba bán quán cà phê cặp bờ kinh xáng. Quán chú buổi sáng toàn đàn ông, buổi trưa của mấy thím đàn bà, ôm đứa con nẹo một bên vú nói chuyện làng trên xóm dưới. Buổi chiều, tụi con nít tụ lại quán chạy lòng vòng trong sân chơi. Riêng buổi tối, quán chạy máy đèn chiếu phim bộ Hồng Kông phục vụ cho đám thanh niên.
Có lần coi bộ phim kiếm hiệp "Thiên Long Bát Bộ", tới đoạn A Châu chết, con Huệ nước mắt rịn rịn, chắc lưỡi như nói với con Điềm: "Ước gì trên đời này có ai thương tao như ông Kiều Phong thương A Châu, chắc tao sướng tới chết luôn quá". Con Điềm cười, ngó ra sau lưng, nói xa xôi, "Có chớ, sao mà không?". Thi ở đằng sau, kế dãy ghế Huệ ngồi, hít đầm đìa hương tóc thơm của cô bạn gái, mỉm cười. Ra về, Thi thả chầm chậm theo tới chỗ quẹo vô nhà Huệ, Thi mới níu tay Huệ lại, Thi nói rằng:"Ông Kiều Phong đó mà nhằm gì, có người còn thương Huệ hơn..." Tay Huệ ấp vào giữa tay Thi líu ríu. Sáng ra Bà Hai, má Huệ nói với thím Mười Ba :" Làm gì hồi đầu hôm nầy mấy con chó nhà tôi sủa ong ỏng hoài vậy không biết ?" Thím cười, chó sủa chuyện vui.
Rồi con Điềm làm nhân chứng cho mối tình của Huệ. Gặp Thi ở đâu, Thi nói cái gì Huệ đều kể cho Điềm nghe. Nhiều lúc Điềm phải nạt, " Trời ơi, mầy kể cho tao nghe hoài, tao phát ghen luôn đây nè". Mai mốt đây, hai đứa phải lấy chồng (con gái ở quê nuôi lớn không để lấy chồng thì làm gì ?), Điềm ước gì mình gặp được một người tử tế, hiền hậu, có học thức như Thi, lấy được người chồng mà tự mình tìm hiểu, yêu thương như Huệ. Huệ cười, chưa gì hết mà chồng chồng vợ vợ, nghe kỳ. Nói vậy, nhưng lòng Huệ nghe ấm ran, nó mơ tới một mái nhà sớm chiều khói tỏa, buổi sáng nó rang cơm cho Thi lót lòng đi dạy, trưa đón Thi về chăm chút nồi canh chua bông súng ăn với cá sặc kho khô.
Thương thì thương vậy, nhưng nhắc chuyện cưới, thấy không gấp gáp được. Nhà Thi đã nghèo mà anh em lại đông. Má Thi giao, đứa nào nấy làm để cưới vợ riêng. Lương Thi thì ít lắm, dư dả bao nhiêu. Vì vậy mà Thi xin đổi ra Rạch Ráng dạy trường huyện. Thi tính, ra ngoài đó Thi dạy thêm giờ, chắc lương lên được hai trăm mấy, để dành không bao lâu nữa đủ tiền lễ để cưới Huệ rồi. Huệ cười, cưới vợ chớ đâu phải mua vợ đâu mà phải tốn nhiều tiền. Thi bảo, không cần rình rang nhưng cũng phải có năm sáu bộ đồ, đôi bông, sợi dây chuyền cho Huệ không phải tủi chứ. Những lúc nhớ Thi, Huệ ngồi mơ về đám cưới, bữa đó, chắc là vui lắm. Hết học kỳ đầu, tự nhiên bặt cả tháng Thi không về, có về cũng chui nhủi trong nhà, ốm như ma đói. Huệ hỏi hoài, nhưng Thi cúi đầu, tìm được ánh mắt Thi đã khó, mong gì Thi nói ra.
Chuyện Thi thế là thôi rồi, mấy thím buổi trưa ngồi quán chú Mười Ba cong miệng nói với nhau, nghe phong thanh Thi đi lại với con gái trưởng phòng giáo dục huyện, cô nọ mang thai, chuẩn bị cưới. Đâu nè, thầy Thi đâu có tệ như vậy. Ừ, nhưng nghe nói thầy Thi bị "gài" như trong Lan và Điệp. Tội nghiệp. Tội nghiệp ai?
Thì Thi chớ ai, ở đời ngược ngạo vậy đó. Thi cưới vợ xong rồi nhưng vẫn thường tha thểu về ở lì trong này. Huệ gặp Thi giữa đường muốn cười nhưng Thi lầm lũi cúi mặt. Huệ lấy chồng. Thím Mười Ba chép miệng, giọng không biết khen hay chê:"Con Huệ nó dứt tình lẹ quá ha, dứt cái "rụp". Huệ cười, thấy đâu có chê Thuấn được cái gì, Thuấn biết Huệ từng thương Thi mà anh cũng bước tới. Huệ bây giờ, còn chờ ai nữa ?
Huệ chuẩn bị cho đám gã mình từ mấy tháng trước. Suốt ngày nó cặm cụi ngoài vườn. Lá dừa khô bó láng vo, tề đầu tề đít chất đầy giàn bếp, dựng qua tới bồ lúa. Củi phơi từ lúc chớm hết mưa, lổn nhổn ngoài sân. Mớ cọng dừa đã róc lá dựng ngoài giàn, chưa khô hẳn thì đám bìm bìm đã leo xanh rờn, nó cũng dỡ xuống, chặt phơi. Chuyện gì nó cũng giành làm một mình, làm từ sáng sớm tới chạng vạng, không đi coi phim nữa mà tối tối nằm nhà nghe cải lương hoặc đưa võng cò kẹt, hát "Thương nhớ nhớ mãi không thôi. Chàng mới ra về chị em tôi thương nhớ...". Điềm tới chơi thường, như giữ Huệ, sợ Huệ vì Thi mà làm chuyện dại. Sợ vậy thôi, chớ Huệ vẫn roi rói, người ta thấy nó không thèm rớt một giọt nước mắt nào như nó với Thi chưa từng có duyên dẻ gì nhau. Điềm hỏi "Sao tao không thấy mầy buồn gì hết ?". Huệ cười, "Tao quên ông Thi mất tiêu rồi, tệ quá, nhớ làm chi ?" Hồi đám cưới Thi, Huệ chép miệng tiếc, phải chi Thi mời... Không được mời nên mới nằm nhà, gió đưa tiếng hát ngang qua đồng lúc gần. lúc xa thăm thẳm.
Hôm gần đám, Thuấn chạy xuồng qua chở Huệ đi chợ. Hai đứa mua nhiều thứ, cuối cùng dắt nhau tới tiệm tạp hóa lựa bốn trái tim bằng giấy đỏ lớn bằng cái thúng để Huệ dán bên nhà hai trái, buồng cưới nhà Thuấn hai trái. Lúc Huệ giở mấy trái tim coi kỷ coi có thủng lổ không thì thấy Thi đằng cuối chợ đứng nhìn. Huệ cười ráo hoảnh. Tưởng Huệ không thấy, Thuấn quay qua, nhắc nhỏ, "Thi kìa, em ! ". Huệ cười, ừ, Thi đó, Thi chớ ai, rồi biểu người bán hàng lựa thêm cho hai chữ Song Hỷ mới lại gần chào, Huệ biểu, "Thi đừng có nhìn tui trân trối vậy, tui cũng phải lấy chồng chớ, phải hôn. Mà anh nhớ đối xử với người ta tốt như đối xử với tui vậy nghen". Thi gượng gạo cười rồi cắn môi quay đi. Thuấn nhìn theo, nắm tay Huệ, nắm rất chặt, nửa như để an ủi, nửa lại giống như rịt lấy, như sợ Huệ bỏ chạy đi mất. Huệ mắc cười, đó là lần đầu tiên từ lúc xuống mối, tới ăn trầu uống rượu rồi chuẩn bị cưới Thuấn mới nắm tay cô. Thì phải vậy thôi, mai mốt là vợ chồng rồi...
... Huệ ngồi chỗ cửa sổ cho tới lúc gà gáy rộ. Bà Hai lủi thủi đốt cây đèn cóc ngồi lột tỏi, không biết có phải tỏi nồng hay không mà mũi bà sụt sịt, nước mắt kèm nhèm. Bà con cô bác cũng trở dậy râm ran. Thức ăn đãi buổi mai đã làm sẵn từ hôm qua một mớ nhưng thịt kho tàu vẫn chưa thấm lắm, lớp mỡ chưa trong. Than bắt lửa cháy lép bép. Huệ kêu Điềm dậy, sửa soạn ra chợ xã đánh tóc, làm mặt. Điềm ngồi dậy, tay lò mò kiếm cây kẹp tóc, giọng tỉnh queo nhưng hơi bàng hoàng :
- Trời ! Sáng rồi sao ? Mau vậy ?
Đám thanh niên đằng trước quét qua nền rạp, xếp bàn ghế ra. Nhóm ca cải lương đã mỏi mòn ngoẹo vào nhau ngủ mê mệt, thay vô đó là băng nhạc đám cưới xập xình "Ô vui quá xá là vui..."
Xuống xuồng, Huệ giành lái máy. Điềm ngồi co ro đằng trước mũi, than lạnh quá chừng đi. Gió này mà không lạnh sao được. Một tháng mười ba ngày nữa là Tết rồi còn gì. Và sau tết nầy, mấy thím ngồi quán trưa bảo nhau, "Vợ chồng con Huệ có về". Trong tiếng máy Koler 4 nổ lùng bùng, tự dưng Huệ bảo :
- Ừ, lạnh quá, Điềm ha ?
Xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ rơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng. Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt.
Nhưng nói để làm gì, ta ?